Không ít người từng lầm tưởng rằng đại lý ô tô là nơi cho khách hàng mua xe trả góp. Nhưng thực tế ngân hàng mới chính là nơi cho người mua vay tiền mua ô tô trả góp. Khi mua xe trả góp, đại lý bán xe sẽ giới thệu cho người mua các ngân hàng có chính sách cho vay tiền (các ngân hàng này thường có sự liên kết hợp tác với bên bán xe) hoặc người mua tự chọn ngân hàng để vay.
Bạn đang xem: Mua xe trả góp 0% lãi suất 2021
Mua ô tô trả góp là hình thức vay tiền ngân hàng (hoặc công ty tài chính – tín dụng) để mua ô tô. Người mua sẽ trả góp khoản vay này theo định kỳ với mức lãi suất cụ thể mà đơn vị cho vay quy định. Vay mua ô tô trả góp hiện có 2 hình thức: vay thế chấp và vay tín chấp. Trong đó vay thế chấp phổ biến hơn vì lãi suất thấp hơn.
LÃI SUẤT VAY Ô TÔ CÁC NGÂN HÀNG (5/2022)
Mục lục
VAY THẾ CHẤP MUA Ô TÔVAY TÍN CHẤP MUA Ô TÔCÓ NÊN MUA Ô TÔ TRẢ GÓP KHÔNG?
Lãi suất vay mua ô tô của các ngân hàng:
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi các tháng đầu (%/năm) | Hạn mức tối đa (% giá trị xe) | Kỳ hạn tối đa | |||
6 tháng | 12 tháng | 24 tháng | 36 tháng | |||
Techcombank | 8,29 | 80% | 7 năm | |||
VPBank | 8,49 | 9,49 | 100% | 7 năm | ||
Vietcombank | 8,4 | 9,1 | 9,5 | 100% | 5 năm | |
BIDV | 7,8 | 8,8 | 100% | 7 năm | ||
Vietinbank | 7,7 | 80% | 5 năm | |||
VIB | 8,3 | 9,6 | 80% | 8 năm | ||
TPBank | 8,2 | 9,5 | 100% | 7 năm | ||
Shinhan Bank | 7,69 | 8,49 | 9,69 | 100% | 5 năm | |
OCB | 7,99 | 9,49 | 80% | 10 năm | ||
MSB | 6,99 | 7,99 | 95% | 25 năm |
*Chi tiết các gói vay mua ô tô trả góp của mỗi ngân hàng vui lòng xem ở phần dưới.

VAY THẾ CHẤP MUA Ô TÔ
Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Khi vay thế chấp mua ô tô, người mua phải có tài sản thế chấp.
Điều kiện vay mua ô tô trả góp
Để mua ô tô trả góp, người mua cần phải đáp ứng được các điều kiện vay mua ô tô bao gồm:
Công dân Việt Nam từ 18 – 60 tuổiĐịa chỉ thường trú hoặc KT3 ở địa phương làm hồ sơ vay vốnCó tài sản thế chấpChứng minh thu nhập ổn định, đủ khả năng trả góp hàng thángMục đích vay mua ô tô chính đángKhông có nợ xấu
Đây là hình thức vay tiền mua ô tô trả góp mà tài sản thế chấp là một tài sản khác (không phải ô tô mua) mà người mua là chủ sở hữu và tài sản đó thường phải có giá trị lớn hơn giá trị ô tô mua. Các tài sản thế chấp khác thường được ngân hàng chấp nhận là: sổ tiết kiệm, sổ đỏ, Giấy tờ một chiếc xe khác (mới hoặc cũ trong vòng 5 năm)…
Phải có tài sản khác thế chấp có giá trị cao hơn khoản vayKhi mua xe ô tô trả góp thế chấp bằng một tài sản khác (không phải xe ô tô bạn mua), tài sản đó thường phải có giá trị cao hơn khoản vay mà bạn vay để mua xe. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản, sổ tiết kiệm hoặc một chiếc ô tô khác… phổ biến nhất vẫn bất động sản hoặc sổ tiết kiệm.
Điều này khá bất tiện. Bởi nếu đã có thể thế chấp bằng ô tô mua thì việc gì cần phải chọn thế chấp bằng một tài sản khác? Nên rất hiếm khi người ta dùng tài sản khác để thế chấp, như thế chấp nhà mua xe. So sánh giữa thế chấp bằng ô tô và bằng tài sản khác, rõ ràng thế chấp bằng ô tô đơn giản và hợp lý hơn nhiều.
Được vay 100% giá trị xe, không phải trả trướcDù nhiều bất tiện nhưng một số người vẫn chọn thế chấp bằng tài sản khác khi mua xe ô tô trả góp là vì sẽ được vay 100% giá trị xe. Một số ngân hàng, công ty tài chính – tín dụng hiện có gói vay hạn mức lên đến 100% giá trị xe, với điều kiện phải thế chấp bằng một tài sản khác có giá trị lớn hơn giá trị xe. Nếu chọn gói này, người mua sẽ không phải trả trước. Đây chính là hình thức mua ô tô trả góp không trả trước, hay mua ô tô trả góp 0 đồng.
Bên cạnh vay 100% giá trị xe, người mua cũng có thể chọn các mức vay thấp hơn như hình thức vay thế chấp bằng ô tô.

Mức thu nhập hàng tháng càng cao thì khả năng được xét duyệt càng lớn. Thông thường người vay mua ô tô trả góp có mức thu nhập ổn định tối thiểu 10 – 15 triệu đồng/tháng, tuỳ theo giá trị khoản vay. Thu nhập có thể từ lương, từ việc cho thuê tài sản hay từ việc kinh doanh/góp vốn kinh doanh…
Khoản vay mua ô tô trả góp
Khoản vay mua ô tô trả góp thường được tính theo tỷ lệ % giá trị xe hoặc số tiền cụ thể, trong đó tính theo tỷ lệ % giá trị xe phổ biến hơn. Hiện nay, với vay mua ô tô, hạn mức vay tối đa ở các ngân hàng thường là: 70% – 80% giá trị xe với xe mới; 75% giá trị xe với xe cũ.
Tỷ lệ % vay dựa trên giá công bố hay giá lăn bánh?Rất nhiều người thắc mắc tỷ lệ vay theo giá trị là dựa vào giá bán hãng xe công bố hay giá lăn bánh đã bao gồm tất cả các loại thuế phí, bảo hiểm… Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách riêng. Tuy nhiên thông thường, tỷ lệ % vay sẽ dựa trên giá bán mà hãng xe công bố (giá niêm yết) trừ khuyến mãi (nếu có). Đây là giá chưa bao gồm các loại thuế, phí, bảo hiểm…
Ví dụ bạn mua 1 chiếc xe ô tô:
Giá niêm yết 559.000.000 đồng, khuyến mãi 30.000.000, vậy giá bán thực tế sẽ là 529.000.000.
Các chi phí lăn bánh (giả thiết mua xe ở Hà Nội) bao gồm:
Phí trước bạ (tạm tính 10%): 50.000.000 đồngPhí đăng kiểm 340.000 đồngPhí bảo trì đường bộ: 1.560.000 đồngPhí bảo hiểm trách nhiệm dân sự 480.700 đồngPhí bảo hiểm vật chất 7.935.000Phí biển số 20.000.000 đồngTổng cộng chi phí lăn bánh: 85.860.700 đồng
Nếu ngân hàng cho vay 80% giá trị xe, tỷ lệ này sẽ tính trên giá bán 529.000.000 đồng là: 423.200.000 đồng.
Số tiền người mua phải trả trước bao gồm: 20% còn lại (105.800.000) + tổng các thuế phí lăn bánh (85.860.700) = 191.660.700 đồng.
Nên chọn tỷ lệ vay bao nhiêu?Tỷ lệ vay 70% – 80% giá trị xe với xe mới; 75% giá trị xe với xe cũ là hạn mức vay tối đa thường được các ngân hàng áp dụng. Còn thực tế người mua có thể chọn tỷ lệ vay trong hạn mức này và ngân hàng sẽ xét duyệt dựa trên các điều kiện của người mua.
Người mua nên chọn tỷ lệ vay thấp nhất có thể. Bởi tỷ lệ vay càng cao, đồng nghĩa số tiền vay càng lớn và người mua phải trả nhiều tiền cho lãi suất hơn. Theo các chuyên gia, tỷ lệ vay hợp lý nên ở dưới mức 50% giá trị xe. Như vậy việc chi trả cả gốc lẫn lãi sẽ nhẹ nhàng hơn, người mua xe ô tô trả góp sẽ không chịu nhiều áp lực về khoản vay trong thời gian dài.
Xem thêm: Cách Làm Tokbokki Có Sẵn Cay Đơn Giản Nhất Tại Nhà, 8 Cách Làm Tokbokki Ngon Chuẩn Vị Hàn Quốc

Với những mặt hàng điện tử hiện nay như tủ lạnh, máy lạnh, điện thoại, máy tính… nhiều ngân hàng và công ty tài chính – tín dụng tung ra các gói hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Thậm chí cũng có nhiều nơi áp dụng mua xe máy trả góp lãi suất 0%.
Tuy nhiên đây hầu như là những mặt hàng giá trị nhỏ, dễ bị rớt giá nhanh trong thời gian ngắn. Do đó, các cửa hàng thường chia sẻ lợi ích để cùng hợp tác với ngân hàng, công ty tài chính – tín dụng hỗ trợ đưa ra các gói vay hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng.
Trong khi xe ô tô được xem là một tài sản có giá trị lớn, khả năng giữ giá tốt. Nên hiếm có sự chia sẻ lợi ích từ các đại lý bán xe với ngân hàng, hoặc phần chia sẻ lợi ích này không nhiều. Vì thế ngân hàng cần có lợi nhuận từ phần lãi suất cho vay. Do đó, hiện tại không có gói mua xe ô tô trả góp với lãi suất 0%.
Bảng tính lãi suất vay mua ô tô
Có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng mua ô tô trả góp: dư nợ giảm dần và dư nợ gốc.
Dư nợ gốc (dư nợ ban đầu)Với cách tính lãi suất dư nợ gốc, tiền lãi sẽ được tính dựa trên số tiền vay ban đầu và áp dụng cố định cho tất cả các tháng. Khi chọn cách tính lãi suất gốc, tiền lãi sẽ không thay đổi. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất cố định.
Công thức tính lãi suất dư nợ giảm dần:
Tiền lãi dư nợ gốc = Số tiền vay thời điểm ban đầu x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng
Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 5 năm:
Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồngTiền lãi mỗi tháng phải trả giống nhau: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồngTiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi tháng = 11.666.666 đồngNếu chọn cách tính này, người vay có thể biết chính xác số tiền phải trả hàng tháng, từ đó có thể chủ động hơn về tài chính. Mặt khác, mức lãi suất cũng như số tiền trả hàng tháng sẽ không thay đổi dù lãi suất thị trường có biến động.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là lãi suất tính dựa trên số tiền vay ở thời điểm ban đầu. Nghĩa là dù nợ gốc đã được trả dần theo hàng tháng, lãi suất vẫn tính theo số nợ gốc ban đầu.
Dư nợ giảm dầnVới cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ được tính dựa trên phần nợ thực tế còn lại ở mỗi thời điểm (nợ gốc – nợ gốc đã trả), không phải mức lãi tính trên toàn bộ số tiền vay. Khi chọn cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ giảm dần bởi số tiền nợ gốc cũng giảm dần theo thời gian. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất thả nổi.
Công thức tính lãi suất dư nợ giảm dần:
Tiền lãi dư nợ giảm dần = (Nợ gốc – nợ gốc đã trả) x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng
Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm đầu tiên, kỳ hạn 5 năm:
Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồngTiền lãi tháng đầu tiên: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồngTiến lãi tháng thứ hai: (500.000.000 – 8.333.333) x 8%/12 = 3.277.778 đồngTiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi thángNhư vậy có thể thấy tiền lãi mỗi tháng sẽ giảm dần bởi tiền gốc đã giảm dần. Tuy nhiên với cách tính này thường thì tỷ lãi suất có thể tăng theo thời gian sau thời gian ưu đãi ban đầu và biến động theo lãi suất thị trường.
Nếu chọn cách tính này, người vay khó thể tự tính dư nợ gốc hay số tiền phải trả hàng tháng, điều này khiến người vay trở nên bị động hơn. Nhưng người vay có thể nhờ bên ngân hàng hỗ trợ dự tính trước phần dư nợ gốc và tiền lãi dư nợ giảm dần theo định kỳ.
Nên chọn cách tính lãi suất nào?Mỗi cách tính có những ưu nhược điểm riêng.
Với cách tính dư nợ gốc, khoản trả sẽ cố định, người vay có thể dự tính trước. Đây được xem là một lựa chọn an toàn nhưng đổi lại người vay có thể bị thiệt nếu lãi suất thị trường hạ thấp. Bởi mua xe ô tô trả góp kỳ hạn trả thường dài (nhiều năm) nên lãi suất thị trường biến động là chuyện tất yếu. Theo các chuyên gia, dư nợ gốc sẽ phù hợp với những người mua ô tô có thu nhập ổn định, không nhiều biến đổi.
Với cách tính dự nợ giảm dần, khoản trả sẽ thay đổi theo thời gian. Mức lãi chắc chắn sẽ giảm dần bởi được tính dựa trên số nợ thực tế còn lại (nợ gốc – nợ gốc đã trả). Tuy nhiêu tỷ suất lãi có thể cao hoặc thấp do biến động theo tỷ suất lãi thị trường. Cách tính này hấp dẫn hơn nhưng cũng rủi ro hơn, hoặc có thể được hưởng lợi lớn, hoặc có thể chịu thiệt nhiều. Theo các chuyên gia, dư nợ giảm dần sẽ phù hợp với các khoản vay kỳ hạn dài như vay mua ô tô, phù hợp với những người mua ưa mạo hiểm hay có nguồn thu nhập hàng tháng không ổn định.